NÊN SỞ HỮU TỶ LỆ CỔ PHẦN BAO NHIÊU ĐỂ CHI PHỐI HOẶC KIỂM SOÁT CÔNG TY CỔ PHẦN?

 

Trong công ty cổ phần, tỷ lệ sở hữu cổ phần có vai trò vô cùng quan trọng. Vậy, câu hỏi đặt ra là: “nên sở hữu/mua một tỷ lệ cổ phần bao nhiêu để chi phối hoặc kiểm soát được công ty cổ phần?”

Luật VisionLaw xin chia sẻ quy định về quyền quyết định trong công ty cổ phần dựa trên số cổ phần sở hữu của cổ đông, nhóm cổ đông để quý khách hàng tham khảo.

Trong Công ty cổ phần các cổ đông hợp lại thành Đại hội đồng cổ đông (gọi tắt là “ĐHĐCĐ”). Nên ĐHĐCĐ là cơ quan có quyền quyết định cao nhất của công ty cổ phần. Cơ quan này sẽ bầu ra các thành viên Hội đồng quản trị (gọi tắt là “HĐQT”) và thành viên Ban kiểm soát (nếu có) để thay mặt các cổ đông điều hành và kiểm soát công ty. Do vậy, nếu cổ đông nào nắm giữ tỷ lệ sở hữu cổ phần trong công ty càng nhiều thì quyền lực càng lớn bởi vì có thể chi phối đến các quyết định của ĐHĐCĐ trong công ty cổ phần.

Các tỷ lệ sở hữu cổ phần mà cổ đông cần biết theo Luật doanh nghiệp năm 2020

Tỷ lệ sở hữu cổ phần, phiếu biểu quyết

Quyền và nghĩa vụ tương ứng

Từ 65% tổng số phiếu biểu quyết

 

Nghị quyết về nội dung sau đây được thông qua nếu được số cổ đông đại diện từ 65% tổng số phiếu biểu quyết trở lên của tất cả cổ đông dự họp tán thành

– Loại cổ phần và tổng số cổ phần của từng loại;

– Thay đổi ngành, nghề và lĩnh vực kinh doanh;

– Thay đổi cơ cấu tổ chức quản lý công ty;

– Dự án đầu tư hoặc bán tài sản có giá trị từ 35% tổng giá trị tài sản trở lên được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của công ty, trừ trường hợp Điều lệ công ty quy định tỷ lệ hoặc giá trị khác;

– Tổ chức lại, giải thể công ty;

– Vấn đề khác do Điều lệ công ty quy định.

Từ trên 50% tổng số phiếu biểu quyết

 

– Cuộc họp Đại hội đồng cổ đông được tiến hành khi có số cổ đông dự họp đại diện trên 50% tổng số phiếu biểu quyết

– Các nghị quyết được thông qua khi được số cổ đông sở hữu trên 50% tổng số phiếu biểu quyết của tất cả cổ đông dự họp tán thành, trừ trường hợp quy định tại các khoản 1, 3, 4 và 6 Điều 148 Luật Doanh nghiệp 2020.

Như vậy rõ ràng về mặt con số và tỷ lệ sở hữu cổ phần thì sở hữu càng nhiều thì càng thuận lợi, nhưng có 02 mức tỷ lệ mà các cổ đông/nhóm cổ đông phải nên cân nhắc để sở hữu là ở mức từ 65% trở lên hoặc ở mức trên 50% vốn điều lệ nếu không đạt được mức 65% để có thể thông qua các quyết định thuộc thẩm quyền của ĐHĐCĐ

Vậy câu hỏi đặt ra tiếp là “nếu cũng không đạt được mức trên 50% vốn điều lệ, thì đạt được mức nào là tốt?” câu trả lời là nên sở hữu để đạt ở mức từ 35% vốn điều lệ trở lên (tức 35,1% trở lên).

Bởi vì nếu cổ đông/nhóm cổ đông nào sở hữu tỷ lệ đạt 35,1% vốn điều lệ trở lên, thì cổ đông/nhóm cổ đông đó có quyền phủ quyết (tức không thông qua) những vấn đề/nội dung thuộc thẩm quyền của ĐHĐCĐ thuộc quyền hạn của các cổ đông chiếm từ 65% trở lên biểu quyết, cụ thể như phủ quyết các vấn đề gồm: Thay đổi ngành nghề lĩnh vực kinh doanh, thay đổi cơ cấu tổ chức quản lý công ty, không thông qua dự án đầu tư hoặc bán tài sản có giá trị từ 35% tổng giá trị tài sản của Công ty, phủ quyết tổ chức lại, giải thể công ty và loại cổ phần và tổng số cổ phần của từng loại. Do đó, nếu ĐHĐCĐ muốn thông qua các vấn đề này, thì không còn cách nào khác là các cổ đông/nhóm cổ đông trong công ty phải thương lượng và thỏa thuận để giải quyết với nhau

Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi về câu hỏi của Quý khách hàng. Mọi vướng mắc pháp lý liên quan đến luật doanh nghiệp Hãy gọi ngay: 0919559566. Mục đích đưa ra bài viết này là để các cá nhân, tổ chức tham khảo. Trường hợp trong có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong bản tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề, rất mong nhận được phản ánh của quý khách. Chúng tôi sẵn sàng giải đáp. Trân trọng cảm ơn!

0919559566