Xin cấp giấy phép kinh doanh vận tải xe ô tô

Trong cuộc sống hiện nay, việc vận tải hành khách hay vận tải hàng hóa ngày càng phát triển và phổ biến. Một trong những phương thức được sử dụng nhiều nhất chính là vận tải bằng xe ô tô. Đi cùng với nhu cầu sử dụng của khách hàng chính là nhu cầu kinh doanh hình thức vận tải này của các doanh nghiệp. Tuy nhiên để có thể thực hiện hình thức kinh doanh này, các doanh nghiệp cần được Nhà nước cấp giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô trước khi tiến hành hoạt động. Bài viết dưới đây Luật Vision xin tư vấn cho Quý khách về thủ tục xin cấp giấy phép vận tải ô tô theo quy định mới nhất của pháp luật.

 

 

Điều kiện để được cấp giấy phép kinh doanh vận tải bằng ô tô
Kinh doanh vận tải bằng xe ô tô có rất nhiều hình thức, ví dụ như vận tải hành khách bằng xe ô tô theo tuyến cố định, vận tải hành khách bằng xe buýt, vận tải hàng hóa bằng xe ô tô,… Mỗi một hình thức này đều có các quy định riêng về điều kiện, tuy nhiên đều phải tuân thủ các quy định chung như sau:

  • Phải đăng ký kinh doanh vận tải bằng xe ô tô theo quy định của pháp luật;
  • Đảm bảo số lượng, chất lượng phù hợp với hình thức kinh doanh;
  • Đảm bảo các điều kiện về lái xe và nhân viên phục vụ trên xe;
  • Người điều hành vận tải phải có trình độ chuyên môn về vận tải hoặc có trình độ chuyên ngành khác đạt yêu cầu theo quy định của pháp luật và thời gian công tác liên tục tại các đơn vị vận tải từ 03 năm trở lên;
  • Tuân thủ các điều kiện về nơi đỗ xe;
  • Tuân thủ các điều kiện về tổ chức, quản lý.

Thành phần hồ sơ
Hồ sơ xin được cấp giấy phép kinh doanh vận tải sẽ có sự khác nhau cho từng chủ thể kinh doanh, cụ thể như sau:

Đối với doanh nghiệp, hợp tác xã
1. Giấy đề nghị cấp Giấy phép (hoặc Giấy đề nghị thay đổi nội dung Giấy phép) theo mẫu do Bộ Giao thông vận tải ban hành;
2. Bản sao có chứng thức Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
3. Bản sao có chứng thực văn bằng, chứng chỉ của người trực tiếp điều hành vận tải;
4. Phương án kinh doanh;
5. Đối với doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định, xe buýt, xe taxi ngoài các giấy tờ trên thì cần có thêm: Văn bản quy định chức năng, nhiệm vụ của bộ phận theo dõi an toàn giao thông; bản đăng ký chất lượng dịch vụ vận tải (đơn vị đã thực hiện hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO gửi bản sao chụp giấy chứng nhận);
6. Đối với doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải hàng hóa bằng công-ten-nơ còn phải có thêm văn bản quy định chức năng, nhiệm vụ của bộ phận theo dõi an toàn giao thông.

Đối với hộ kinh doanh:
1. Giấy đề nghị cấp Giấy phép (hoặc Giấy đề nghị thay đổi nội dung Giấy phép) theo mẫu do Bộ Giao thông vận tải ban hành);
2. Bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
Số lượng hồ sơ: 01 bộ

Trình tự thực hiện
Bước 1: Nộp hồ sơ

Người xin cấp Giấy phép kinh doanh vận tải bằng ô tô nộp hồ sơ tới Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả Sở Giao thông vận tải.

Bước 2: Tiếp nhận và xử lý hồ sơ

Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả Sở giao thông vận tải sau khi tiếp nhận hồ sơ sẽ tiến hành thẩm kiểm tra thành phần hồ sơ, dựa trên kết quả kiểm tra có thể xảy đến hai trường hợp sau:

Trường hợp 1: Hồ sơ chưa đầy đủ thành phần như quy định của pháp luật, Hồ sơ sẽ được trả lại để người nộp hoàn thiện hồ sơ.
Trường hợp 2: Khi hồ sơ đã đầy đủ các thành phần đúng theo quy định, chuyên viên sẽ viết giấy hẹn và trả kết quả cho người nộp hồ sơ.
Bước 3: Thẩm định hồ sơ

Ở bước này, Sở Giao thông vận tải sẽ tiến hành thẩm định hồ sơ. Sau khi thẩm đinh cũng sẽ xảy ra hai trường hợp như sau:

Trường hợp 1: Nếu hồ sơ được thẩm định là đủ điều kiện, Sở Giao thông vận tải sẽ ra văn bản chấp thuận.
Trường hợp 2: Trường hợp hồ sơ qua thẩm định thấy không đủ điều kiện, Sở Giao thông vận tải sẽ có văn bản từ chối, trong đó nêu rõ lý do tại sao hồ sơ không được chấp thuận.
Bước 4: Nhận kết quả

Người xin cấp Giấy phép kinh doanh vận tải đến Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả Sở Giao thông vận tải nhận kết quả theo đúng thời hạn được ghi trên giấy hẹn.

Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Giao thông vận tải
Thời gian thực hiện: 15 ngày kể từ ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.
Cơ sở pháp lý:
Luật giao thông đường bộ số 23/2008/QH12
Nghị định 86/2014/NĐ-CP của Chính phủ quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô
Công việc PHAMLAW thực hiện dịch vụ xin cấp Giấy giấy phép kinh doanh vận tải cho Quý khách hàng trên cả nước.
Để hỗ trợ cho Quý khách hàng có thể được cấp Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô một cách nhanh chóng, hiệu quả nhất, khi sử dụng dịch vụ của PHAMLAW, chúng tôi sẽ thực hiện các quy định sau cho Quý khách:

Tư vấn cho Quý khách về những quy định cụ thể của pháp luật về điều kiện cũng như trình tự thủ tục xin Giấy phép kinh doanh đối với từng loại hình kinh doanh vận tải bằng ô tô;
Soạn thảo các tài kiệu cần thiết cho việc xin cấp giấy phép.
Đại diện cho Quý khách thực hiện các thủ tục pháp lý tại Sở Giao thông vận tải.
Thay mặt cho Quý khách nhận Giấy phép được cấp và bàn giao lại cho Quý khách.

Nếu bạn vẫn còn thắc mắc hoặc không tự làm được thủ tục với cơ quan quản lý hãy liên hệ với luật Visionlaw để các chuyên viên tư vấn và hỗ trợ dịch vụ cho bạn giúp giảm thời gian và những phát sinh pháp lý liên quan.

Cảm ơn bạn!

 

CÔNG TY TNHH VISIONLAW VÀ CỘNG SỰ

Địa chỉ: Số 5, Ngách 69B/45/18 Hoàng Văn Thái, Khương Trung, Thanh Xuân, Hà Nội

Số điện thoại: 0919 559 566

Email: luatvisionlaw@gmail.com